2. Các biện pháp thực hiện
2.1. Biện pháp thường xuyên học tập, tự học, tự rèn luyện của giáo viên
Bộ môn tạo hình là một môn học rất quan trọng đối với trẻ. Vì vậy để thực hiện tốt bộ môn tạo hình trước hết tôi đã sử dụng các tài liệu sau: Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mầm non, chương trình khung, vở bé tập tạo hình, vở tập tô màu theo độ tuổi, xem tranh ảnh, báo chí, tập san v.v… Song việc chuẩn bị đồ dùng dạy và học cũng vô cùng quan trọng. Nó khơi gợi sự đam mê hoạt động giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động và qua đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ và đây cũng là cơ sở để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Bởi vậy tôi luôn tận dụng môi trường trong lớp một cách có khoa học để giúp trẻ được hoạt động thoải mái, không áp đặt, luôn “Lấy trẻ làm trung tâm”, bố trí không gian đủ rộng, đảm bảo an toàn, sắp xếp đồ dùng có tính thẩm mỹ cao, tạo điều kiện cho trẻ xem tranh ảnh, báo chí, tập san… về hoạt động tạo hình để trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú.
2.2. Tổ chức các hoạt động hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
Trong tất cả các giờ học nói chung và giờ tạo hình nói riêng giáo viên cần để cho trẻ tự thể hiện. Cô chỉ là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo và kịp thời hướng dẫn trẻ khi thật cần thiết, trẻ cần được động viên để thể hiện được ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn.
Trẻ thích được tự thể hiện bản thân mình với các phương tiện tạo hình khác nhau, sự thể hiện mang tính cá nhân: mỗi trẻ có những tính cách riêng biệt không có trẻ nào giống nhau, nếu có đó chỉ là hình thức thể hiện.
VD: Về chủ điểm thực vật:
Khi dạy trẻ về một số loại hoa, tôi tận dụng vườn hoa trước sân trường cho trẻ đi tham quan, được quan sát một cách trực tiếp nhằm khắc sâu hình ảnh cho trẻ.
Cô đàm thoại: Các con thấy vườn hoa như thế nào? Thế con thích loại hoa nào? Những loại hoa này màu sắc có giống nhau không? Trên bông hoa còn có những hạt gì long lanh thế nhỉ? Sau khi quan sát vườn hoa, một số trẻ được khuyến khích hoạt động tạo hình, có trẻ vẽ hình hoa, có trẻ xé dán hình hoa, mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách vẽ - xé – dán và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng các kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các lĩnh vực khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ thăm dò, tìm cách giải quyết các vấn đề của trẻ, hãy để trẻ miêu tả những gì trẻ biết và trẻ có thể làm.
Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng làm kích thích trẻ tư duy và tìm cách thể hiện. Nếu có sử dụng vật mẫu, thì cô biết phải sử dụng một cách thận trọng, vừa lấy vật mẫu làm
“đòn bẩy” của bài dạy, vừa lấy đó làm điểm kích thích sự sáng tạo của trẻ, sử dụng vật mẫu một cách logic.
VD: Để xé dán một con vật nào đó cô cần cho trẻ hiểu con vật đó gồm có những bộ phận nào? Sẽ xé dán bộ phận nào trước? bộ phận nào sau…tạo tình huống để trẻ làm giúp cô.
2.3. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Cần sắp xếp các đồ dùng một cách hợp lý, đẹp mắt để trẻ có thể thấy rõ và thấy được đồ dùng để thể hiện hoạt động tạo hình bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày sản phẩm của mình.
Trong việc hướng dẫn tạo hình ở trường mầm non, cô giáo cho trẻ quan sát hình dáng kích thước,vị trí các vật, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, môi trường tự nhiên .
Ví dụ: Hoạt động chơi ngoài trời “Đi dạo cảnh biển quê em” cho trẻ nói cảm xúc của trẻ khi trẻ quan sát cảnh biển, trẻ nói lên cảm xúc của mình về những gì trẻ quan sát được sau chuyến đi dạo.
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi các biểu tượng được hình thành ở trẻ phong phú hơn, khá đầy đủ về hình dạng, cấu trúc, màu sắc và những đặc điểm phân biệt, tư duy hình tượng đang được phát triển mạnh, còn tư duy trừu tượng đang được hình thành và phát triển. Do đó trẻ có thể tự tìm kiếm nội dung tạo hình, nghĩ ra được một số đề tài tạo hình của mình và thể hiện nội dung của đề tài đó.
Ví dụ: Tiết vẽ đề tài (Vẽ cảnh biển quê em) do trẻ đã được đi tham quan cảnh biển. Trẻ được quan sát trực tiếp cảnh biển có gì ? nước biển màu gì? Nên trẻ sẽ dễ dàng vẽ khi cô yêu cầu.Trong khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng các kỹ năng vẽ nét xiên, nét cong, nét thẳng và tô màu hợp lý cho sảm phẩm đẹp và sinh động.
Hình ảnh trẻ vẽ về cảnh biển quê em
2.4. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương pháp
2.4.1. Phương pháp quan sát.
Nên cho trẻ quan sát đối tượng từ bao quát đến chi tiết, từ cái chung, cái lớn, cái tổng thể trước, sau mới đến cái riêng, cái chi tiết của từng bộ phận lại đối chiếu so sánh với cái chung cái toàn thể.
Đối với trẻ mầm non, cô giáo cho trẻ quan sát không chỉ bằng mắt mà bằng nhiều giác quan như sờ, nghe, nếm ….để nhận biết được độ lớn nhỏ, cao, thấp, dài, ngắn, vuông, tròn và đặc điểm, tính chất, mùi vị, âm thanh của đối tượng quan sát.
- Sử dụng vật thật: Vì vật thật dễ gây ấn tượng cho trẻ, để thu hút trẻ, giúp trẻ nắm được và truyền đạt lại hình dáng, cấu trúc sắc màu của vật đối với trẻ mầm non nên chon vật thật đơn giản về hình dáng, cấu trúc cho trẻ nhìn từ mọi phía, cô
có thể giới thiệu những vật thật hoa lá, đồ chơi con vật… để trẻ quan sát.
Ví dụ: Xé dán đàn gà cung cấp cho trẻ về cấu tạo, hình dáng bên ngoài của đàn gà, nên khi trẻ xé trẻ biết kết hợp những điều trẻ quan sát được và những điều mà trẻ ghi nhớ để tạo ra sản phẩm đẹp.
- Sử dụng mẫu: Mẫu được sử dụng cho trẻ quan sát với mục đích không phải để trẻ sao chép lại mà để làm rõ biểu tượng của vật và cách tạo hình, tạo mẫu cho trẻ là những hình đơn giản, các chi tiết nhỏ được lược bớt, được mô tả gần giống với vật thật.
Để có sự đa dạng về nguyên vật liệu tạo hình cần sử dụng những vật liệu an toàn, dễ kiếm, dễ cầm.
Ví dụ: Bằng những võ ốc, võ sò, rơm, lá cây, giấy vụn, các vật liệu phế thải,….
Tôi có thể tạo ra nhiều con vật nghộ nghĩnh, sinh động, những bức vẽ, các đềtài khác nhau
Nên sử dụng hình mẫu trong tiết đầu tạo hình về vật đó, không nên dùng thường xuyên, vì như vậy sẽ làm hình tượng trong tranh của trẻ dễ bị nghèo nàn bởi đường nét sơ đồ đó, hình tượng không gần với vật thật.
- Sử dụng tranh: Tranh được dùng để làm rõ những biểu tượng về hoạt động
xung quanh và để làm rõ cách tạo hình, tranh giống như một tác phẩm nghệ thụât sử dụng đường nét rõ ràng, sinh động để gợi được cảm xúc và trẻ có thể tri giác, cảm thụ được bằng thị giác.
Cô dạy trẻ tạo hình dáng của đối tượng dựa trên vốn kinh nghiệm, khả năng vốn có của trẻ, có thể chỉ dẫn bằng động tác hoặc chỉ rõ cách tạo hình nhưng để trẻ phát huy được tính tích cực của trẻ cô nên hỏi: Nên bắt đầu vẽ cái gì? Rồi tiếp theo vẽ cái gì?
Ví dụ: Để đất mềm ra chúng ta phải làm như thế nào?
Nên cho trẻ phải suy nghĩ về nhiệm vụ, động viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện.
2.4.2. Phương pháp dùng lời:
Trong khi hướng dẫn trẻ tạo hình, cô giáo dùng câu hỏi lời giải thích để trao đổi với trẻ, khi quan sát mẫu, hướng dẫn trẻ các kỹ năng, thao tác tạo hình. Đàm thoại cùng gợi trong trí nhớ trẻ để biểu tượng đã được tri giác và làm trẻ hứng thú tập trung vào giờ học.
Đàm thoại thường ngắn gọn, nhưng phải có nội dung và gây được ấn tượng trong đề tài hoặc làm quen với cách tạo hình mới, đàm thoại không nên kéo dài để hình ảnh trẻ hình dung ra cùng với xúc cảm trẻ xuất hiện được thể hiện ngay, những ý tưởng sáng tạo không bị mất.
Cô đặt hệ thống các câu hỏi theo trình tự, để trẻ tự nói ra những hiểu biết của trẻ, theo cách nhìn của trẻ, sau đó cô bổ sung cho nội dung đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Cách tiến hành như vậy làm cho trẻ thoải mái, tích cực hơn khi tham gia hoạt động tạo hình.
Ví dụ: Nặn các loại bánh (Theo đề tài). Trước khi ổn định tổ chức tôi cho trẻ đi tham quan cữa hàng bán bánh ngay tại lớp, vừa quan sát vừa nhận xét so sánh sự giống và khác nhau, sự đa dạng, phong phú muôn hình muôn vẻ của các loại bánh.
Tôi tiến hành phần này 2 – 3 phút, sau đó cho trẻ ngồi vào bàn. Để thu hút trẻ vào chủ đề giờ học tôi nói hôm nay trường mầm non chúng ta sẽ tổ chức cuộc thi “Bé khéo tay” để chọn những họa sỹ tài giỏi nhất, chúng mình phải nặn nhiều loại bánh thật đẹp, đa dạng để nhận phần thưởng cao nhất nhé.
Cô giáo cần đưa ra những tác phẩm văn học nghệ thuật vào tiết học tạo hình nhằm giúp trẻ hình dung, tưởng tượng, nhớ lại các đối tượng và gợi cảm xúc tích cực cho trẻ với các hình tượng đó. Ở trong các bài thơ, câu chuyện đối tượng được miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, nên chọn các tác phẩm văn học nghệ thuật có liên quan đến đề tài tạo hình.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát con voi, cô đọc trích đoạn cho trẻ nghe.
“…Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sâu đi sau
Còn cái đuôi đi sau nốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi.”
Cô có thể dùng câu đố để miêu tả ngắn gọn về đặc điểm của đối tượng, kích thích trẻ và gây cho trẻ sự hứng thú đoán ra được đối tượng đó, rồi sau đó tái hiện được nó.
Ví dụ:
“Con gì thích học chữ o
Đọc vang mỗi sớm trời vừa rạng đông”
Trẻ đoán ra và nêu được đặc điểm của con gà trống, rồi cho trẻ xem tranh con gà trống.
2.4.3. Phương pháp luyện tập thực hành:
Phương pháp này dùng để củng cố kiến thức mà trẻ đã tiếp thu được, đồng thời qua quá trình luyện tập ở trẻ nảy sinh nhiều điều mới mẻ, làm cho hiểu biết của trẻ phong phú thêm, biểu tượng được giàu hơn và làm xuất hiện mầm mống sáng tạo, luyện tập để nâng cao khả năng tìm tòi, sáng tạo và dần dần hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ.
Cô hướng dẫn và luyện tập cho trẻ quan sát, đánh giá, củng cố khả năng tạo hình, luyện tập để nâng cao khả năng tìm tòi, làm xuất hiện cái mới, cái độc đáo.
Khi trẻ luyện tập cô đến từng trẻ, hướng dẫn cách làm, cách sắp xếp các bộ phận, các chi tiết.
Ví dụ: “Khi vẽ ngôi nhà trẻ biết kết hợp thân nhà là hình vuông, mái nhà là hình tam giác, cửa sổ là hình tròn và hình tam giác, cửa vào nhà là hình chữ nhật”
“Khi nặn con gà thì nặn đầu gà là hình tròn nhỏ, mình gà là hình tròn to, sau đó gắn các chi tiết nhỏ như mắt, mỏ, hai chân …
Sau những giờ học cô cho trẻ trưng bày sản phẩm tạo hình và tập cho trẻ làm khán giả đi xem sản phẩm và nêu nhận xét của mình.
Phần đánh giá sản phẩm của trẻ là một phần quan trọng của quá trình dạy trẻ tạo hình và là phần cuối cùng của giờ học. Sản phẩm tạo hình bao gồm bài vẽ, xé dán, nặn...Những sản phẩm cụ thể được nhìn thấy rõ ràng. Sản phẩm đó phần nào thể hiện cảm xúc, nhận thức, hiểu biết, suy nghĩ, thao tác, vận dụng vào đề tài tạo hình của trẻ.
2.5. Cho trẻ học tạo hình mọi lúc, mọi nơi.
Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi, trẻ được nhìn ngắm vật thật, được sờ nắn để trẻ có thể làm được hình ảnh đó khi tạo hình
+ Giờ hoạt động ngoài trời: Cô có thể phát phấn để trẻ vẽ tự do lên sân những gì mà trẻ thích.
Ví dụ: Trẻ dùng phấn vẽ các con vật, các loại hoa, những biểu tượng mà trẻ thích.
+ Chơi ở các hoạt động góc:
Góc xây dựng có thể chơi xây mô hình trang trại, xây bể cá….
Ví dụ: Góc nghệ thuật, một nhóm trẻ có thể cắt dán để tạo nên một bức tranh “Đàn gà” hoặc nhiều trẻ cắt dán ngôi nhà của bé
+ Giờ chơi hoạt động theo ý thích:
Ví dụ: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ yêu thích và cho trẻ vẽ những con vật đó.
Trong khi chơi trò chơi: Những trò chơi trong tạo hình chủ yếu mang tính học tập, nhằm giúp trẻ quan sát, tích lũy hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của những con vật, hiện tượng sẽ miêu tả. Các tình huống trò chơi đưa ra chủ yếu nhằm gây cho trẻ hứng thú đối với hoạt động tạo hình, kích thích hoạt động tưởng tượng, hình thành ý đồ sáng tạo, khơi dậy niềm say mê với hoạt động tạo hình.
Ví dụ: Chuẩn bị cho trẻ vẽ đề tài “Vẽ người thân trong gia đình” cho trẻ chơi trò chơi đóng vai ông bà, bố mẹ, cháu …Trẻ được làm những động tác, cử chỉ và nói như các nhân vật đó, khi trẻ vẽ trẻ dễ tưởng tượng ra đặc điểm và cử chỉ của các nhân vật, thể hiện được tính cách cử chỉ, điệu bộ của nhân vật đó.
Bên cạnh dạy trẻ tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo mẫu, vẽ theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ đã được làm quen ở
lớp.
2.6. Huy động nguồn lực để tạo nguồn học liệu từ nguyên phế liệu.
Đồ dùng trực quan là phương tiện cần thiết cho bộ môn hoạt động tạo hình.
Là người bạn đồng hành không thể thiếu trong hoạt động tạo hình của trẻ. Góp phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ, đồ dùng trực quan giúp trẻ tạo ra các sản phẩm, đưa trẻ đến với thế giới phong phú do trẻ tưởng tượng và sáng tạo. Là động lực thúc dục, vẫy gọi trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Hiện nay các đồ chơi trên thị trường có rất nhiều, tuy nhiên xét về nhiều phương diện giáo dục thì chúng không thể đáp ứng nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn thế nữa, việc mua nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh. Trong khi nguồn đồ dùng từ phế liệu ở gia đình đang có rất nhiều để chúng ta sử dụng. Khi được sử dụng các đồ dùng do bố mẹ và các cháu làm thì trẻ cảm thấy quý hơn rất nhiều so với đồ chơi mua sắm. Đây cũng chính là một hình thức dạy trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé. Chính vì điều đó tôi đã tuyên truyền và vận động phụ huynh sưu tầm và đóng góp các phế liệu như: vỏ hộp sữa chua, hộp bánh, vỏ ốc, vỏ sò… để làm đồ chơi cho các tiết học.
VD: Tôi đã sử dụng các chai nước rửa chén để ấm và chén uống nước hoặc sử dụng các chai comfort làm con công, sử dụng vỏ ốc, vỏ ngao để làm con cá, ……
VD: Tôi sưu tầm hoa báo để làm tập san cho trẻ tham khảo hoặc cho trẻ sử dụng lá khô sơn màu để cắt thành các con vật, các loại quả, các loại hoa.
Với sự khéo léo của đôi tay kết hợp với các bậc phụ huynh, các đoàn thể và các em học sinh trong việc tận dụng nguồn phế liệu tôi đã làm được khá nhiều đồ dùng trực quan phục vụ cho dạy bộ môn tạo hình.
2.7. Công tác phối kết hợp giữa giáo viên, gia đình, nhà trường và xã hội:
Chăm sóc giáo dục trẻ muốn đạt kết quả tốt thì đòi hỏi giáo viên, gia đình, nhà trường và xã hội phải biết liên kết nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, nắm bắt được tình hình sức khỏe, tâm lý và kết quả học tập của trẻ để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Tạo sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức về chăm sóc giáo dục trẻ, phối kết hợp với cha mẹ tạo nguồn về vật chất và tinh thần góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
Ví dụ: Một vấn đề nào đó mà ở trường trẻ chưa hiểu hết thì ta có thể kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ hiểu trong thời gian ở nhà.
Tôi còn tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp các nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy học và tạo hình của trẻ. Tuyên truyền phụ huynh tham gia xây dựng môi trường cho trẻ học “ tạo hình” như: làm các mô hình truyện cổ tích, xây dựng bồn hoa, cây xanh…mỗi phụ huynh hỗ trợ để mua giá vẽ cho trẻ.
Thông qua việc phối hợp, kết hợp với phụ huynh để tuyên truyền, hướng dẫn
kiến thức khoa học về hoạt động tạo hình của trẻ cho cha mẹ và cộng đồng.
Sự phối kết hợp với phụ huynh giúp phụ huynh hiểu được giáo viên mầm non ở nhóm lớp và trái lại giáo viên cũng hiểu được điều kiện và hoàn cảnh sống của trẻ từng gia đình mà đề ra phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp. Chính vì thế phụ huynh ngày càng hiểu hơn về việc học tập của trẻ mầm non và giúp đỡ tôi tận tình hơn.
3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
3.1. Kết quả đạt được:
-
Về giáo viên:
+ Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, có sáng tạo trong công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy và học cho cô và trẻ.
+ Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ tạo hình, sưu tầm được nhiều tranh ảnh để giúp cho việc học của trẻ.
+ Tôi đã vận dụng các nguyên vật liêu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, phong phú, đa dạng sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ môn tạo hình.
-
Về trẻ:
Qua thời gian tìm tòi, vận dụng các phương pháp trên vào thực tiễn giảng dạy, tôi thấy đạt được kết quả đáng trân trọng, cụ thể là:
+ 100% số trẻ trong lớp tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình.
+ Trẻ đã hiểu, cảm nhận và mong muốn được tạo ra cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống xung quanh trẻ.
+ 100% trẻ thực hiện tốt các bài tập theo mẫu
+ 99% số trẻ thực hiện được bài tập theo đề tài và ý thích.
+ Trẻ đã có sáng tạo trong sản phẩm của mình.
+ 90% trẻ có khả năng hiểu được ý nghĩa, đường nét, hình, khối, mảng, màu sắc, bố cục và kỹ năng đường nét, kỹ năng xé, cắt, dán, nặn
+ 92% trẻ hứng thú tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ đã mạnh dạn trong khi thực hiện ý tưởng, tự tin khi thực hiện yêu cầu của cô. Từ đó giúp cho bản thân tôi phát hện những tố chất về năng khiếu nghệ thuật tạo hình ở một số trẻ, để từ có
kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ.
Bảng kết quả đạt được trên trẻ sau khi thực hiện đề tài
Đăng ký thành viên