KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ LÀM CHO TRẺ MN
- Thứ hai - 06/01/2020 13:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ KỲ ANH TRƯỜNG MẦM NON KỲ LỢI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /KH- TrMN | Kỳ Lợi, ngày 01 tháng 11 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non
Năm học 2019 - 2020
Thực hiện Văn bản số /PGD&ĐT ngày /9/2019 của phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020;
Thực hiện theo Kế hoạch năm học số 04/KH-MN ngày 8 tháng 9 năm 2019 và nội quy, quy chế của trường mầm non Kỳ Lợi về công tác tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học trong trường;
Trường mầm non Kỳ Lợi xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non cấp trường như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
Phát động phong trào thi đua tự làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non nhằm tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi bền, đẹp, có giá trị sử dụng cao để nhân rộng cách làm đồ dùng, đồ chơi trong đội ngũ giáo viên làm phương tiện hỗ trợ việc nâng cao chất lượng vui chơi, học tập cho trẻ trong trường mầm non.
Tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến, tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phục vụ thiết thực việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình GDMN.
Đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học tự làm lựa chọn tham gia dự thi phải mang tính thẩm mỹ, an toàn và thân thiện với trẻ.
2. Đối tượng, thành phần dự thi
Là giáo viên đang giảng dạy tại các lớp, có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật lao động và qui chế chuyên môn trong 2 năm học gần đây.
Thành phần: Giáo viên trong toàn trường (Kể cả giáo viên hợp đồng)
3. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thi cấp trường
3.1. Thời gian: 2 ngày
Sáng ngày 16/11/2019 họp hội đồng coi và chấm thi;
Chiều ngày 16/11/2019 tổ chức thi và chấm thi
3.2. Địa điểm: Tại trường mầm non Kỳ Lợi.
4. Nội dung và hình thức thi
Thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đối với giáo viên.
Thực hiện theo Kế hoạch năm học số 04/KH-MN ngày 8 tháng 9 năm 2019 và nội quy, quy chế của trường mầm non Kỳ Lợi về công tác tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học trong trường;
Trường mầm non Kỳ Lợi xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non cấp trường như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
Phát động phong trào thi đua tự làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non nhằm tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi bền, đẹp, có giá trị sử dụng cao để nhân rộng cách làm đồ dùng, đồ chơi trong đội ngũ giáo viên làm phương tiện hỗ trợ việc nâng cao chất lượng vui chơi, học tập cho trẻ trong trường mầm non.
Tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến, tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phục vụ thiết thực việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình GDMN.
Đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học tự làm lựa chọn tham gia dự thi phải mang tính thẩm mỹ, an toàn và thân thiện với trẻ.
2. Đối tượng, thành phần dự thi
Là giáo viên đang giảng dạy tại các lớp, có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật lao động và qui chế chuyên môn trong 2 năm học gần đây.
Thành phần: Giáo viên trong toàn trường (Kể cả giáo viên hợp đồng)
3. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thi cấp trường
3.1. Thời gian: 2 ngày
Sáng ngày 16/11/2019 họp hội đồng coi và chấm thi;
Chiều ngày 16/11/2019 tổ chức thi và chấm thi
3.2. Địa điểm: Tại trường mầm non Kỳ Lợi.
4. Nội dung và hình thức thi
Thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đối với giáo viên.
4.1. Nội dung:
Giáo viên trưng bày đồ dùng, đồ chơi trong thời gian 180 phút và có thuyết trình rõ ràng. (Nộp 1 bản thuyết trình khi giám khảo đến chấm)
4.2. Hình thức:
Giáo viên làm ít nhất 02 bộ đồ dùng, đồ chơi trở lên tự chọn đáp ứng yêu cầu của chương trình Giáo dục mầm non. (Mỗi loại có 5 đồ dùng trở lên).
5. Thang điểm đánh giá
5. 1. Thang điểm đánh giá đồ dùng, đồ chơi tự làm
- Đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên: Thang điểm 10 điểm.
5. 2. Phiếu chấm đồ dùng, đồ chơi
a) Tính sư phạm (2 điểm): Đồ dùng, đồ chơi cung cấp kiến thức chính xác, khoa học và tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực hoạt động; kích thích tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết của trẻ.
b) Tính thẩm mỹ (1 điểm): Đồ dùng, đồ chơi tự làm có kích thước phù hợp, hình thức đẹp. Bố cục cân đối, hài hòa, màu sắc rực rỡ, tác động mạnh đến nhận thức của trẻ, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.
c) Tính khoa học (2 điểm): Đồ dùng, đồ chơi dễ làm, có thể phổ biến cho nhiều người làm. Có loại đồ dùng, đồ chơi được làm công phu, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo về kỹ thật lắp ghép, gắn kết các chi tiết, họa tiết cân đối. Nội dung sắp xếp hợp lý theo môn học, trò chơi. Khuyến khích đồ dùng, đồ chơi động, có tiếng kêu.
d) Tính sáng tạo (1,5 điểm): Đồ dùng, đồ chơi mới về loại hình, sáng tạo, độc đáo về nội dung, kỹ thuật; chưa ai làm ra hoặc đã sản xuất ứng dụng hoặc được cải tiến từ mẫu hiện có nhưng có tính giáo dục tốt, tiện dụng.
e) Tính kinh tế (1 điểm): Đồ dùng, đồ chơi được làm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên, dễ tìm, dễ mua, dễ thay thế, giá thành thấp.
g) Giá trị sử dụng (1,5 điểm): Đồ dùng, đồ chơi bền đẹp, có giá trị sử dụng lâu dài, dễ cất giữ và bảo quản. Có thể sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào nhiều mục đích khác nhau (học tập, vui chơi, mọi lúc, mọi nơi).
h) Tính an toàn (1 điểm): Đồ dùng, đồ chơi an toàn khi sử dụng; đảm bảo vệ sinh, không mất an toàn, không gây độc hại, thân thiện với trẻ.
5. 3. Dự kiến xếp giải:
- Giải xuất sắc: Từ 9,5 – 10 điểm;
- Giải nhất: Từ 9,0 – dưới 9,5 điểm;
- Giải nhì: Từ 8 – dưới 9,0 điểm:
- Giải ba: Từ 7 – dưới 8,0 điểm;
- Giải khuyến khích: 6,5 - 6,9 điểm;
Cơ cấu giải
- Giải xuất sắc: 1 giải. Mỗi giải trị giá: 1.500.000đ.
- Giải nhất 2 giải: Mỗi giải trị giá: 1.000.000 đồng/giải
- Giải nhì 2 giải: Mỗi giải trị giá: 800.000 đồng/giải
- Giải ba 3 giải: Mỗi giải trị giá: 500.000 đồng/giải
- Giải khuyến khích 4 giải: Mỗi giải trị giá: 400.000 đồng/giải
( Nếu số điểm cao hơn số giải nêu trên, thì ta lấy điểm từ trên xuống cũng theo thứ tự giải như quy định)
6. Thành lập ban tổ chức – Ban giám khảo
1. Ban tổ chức - BGK
Bà: Lê Thị Long, Hiệu trưởng, Trưởng ban;
Bà: Võ Thị Hằng Ngoan ,Phó hiệu trưởng, Phó ban;
Bà Trần Thị Thu Hương, PHT- CTCĐ,Ủy viên;
Bà: Trần Thị Tưởng, Phó hiệu trưởng , Ủy viên;
2. Tổ thư ký
5. Thang điểm đánh giá
5. 1. Thang điểm đánh giá đồ dùng, đồ chơi tự làm
- Đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên: Thang điểm 10 điểm.
5. 2. Phiếu chấm đồ dùng, đồ chơi
a) Tính sư phạm (2 điểm): Đồ dùng, đồ chơi cung cấp kiến thức chính xác, khoa học và tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực hoạt động; kích thích tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết của trẻ.
b) Tính thẩm mỹ (1 điểm): Đồ dùng, đồ chơi tự làm có kích thước phù hợp, hình thức đẹp. Bố cục cân đối, hài hòa, màu sắc rực rỡ, tác động mạnh đến nhận thức của trẻ, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.
c) Tính khoa học (2 điểm): Đồ dùng, đồ chơi dễ làm, có thể phổ biến cho nhiều người làm. Có loại đồ dùng, đồ chơi được làm công phu, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo về kỹ thật lắp ghép, gắn kết các chi tiết, họa tiết cân đối. Nội dung sắp xếp hợp lý theo môn học, trò chơi. Khuyến khích đồ dùng, đồ chơi động, có tiếng kêu.
d) Tính sáng tạo (1,5 điểm): Đồ dùng, đồ chơi mới về loại hình, sáng tạo, độc đáo về nội dung, kỹ thuật; chưa ai làm ra hoặc đã sản xuất ứng dụng hoặc được cải tiến từ mẫu hiện có nhưng có tính giáo dục tốt, tiện dụng.
e) Tính kinh tế (1 điểm): Đồ dùng, đồ chơi được làm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên, dễ tìm, dễ mua, dễ thay thế, giá thành thấp.
g) Giá trị sử dụng (1,5 điểm): Đồ dùng, đồ chơi bền đẹp, có giá trị sử dụng lâu dài, dễ cất giữ và bảo quản. Có thể sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào nhiều mục đích khác nhau (học tập, vui chơi, mọi lúc, mọi nơi).
h) Tính an toàn (1 điểm): Đồ dùng, đồ chơi an toàn khi sử dụng; đảm bảo vệ sinh, không mất an toàn, không gây độc hại, thân thiện với trẻ.
5. 3. Dự kiến xếp giải:
- Giải xuất sắc: Từ 9,5 – 10 điểm;
- Giải nhất: Từ 9,0 – dưới 9,5 điểm;
- Giải nhì: Từ 8 – dưới 9,0 điểm:
- Giải ba: Từ 7 – dưới 8,0 điểm;
- Giải khuyến khích: 6,5 - 6,9 điểm;
Cơ cấu giải
- Giải xuất sắc: 1 giải. Mỗi giải trị giá: 1.500.000đ.
- Giải nhất 2 giải: Mỗi giải trị giá: 1.000.000 đồng/giải
- Giải nhì 2 giải: Mỗi giải trị giá: 800.000 đồng/giải
- Giải ba 3 giải: Mỗi giải trị giá: 500.000 đồng/giải
- Giải khuyến khích 4 giải: Mỗi giải trị giá: 400.000 đồng/giải
( Nếu số điểm cao hơn số giải nêu trên, thì ta lấy điểm từ trên xuống cũng theo thứ tự giải như quy định)
6. Thành lập ban tổ chức – Ban giám khảo
1. Ban tổ chức - BGK
Bà: Lê Thị Long, Hiệu trưởng, Trưởng ban;
Bà: Võ Thị Hằng Ngoan ,Phó hiệu trưởng, Phó ban;
Bà Trần Thị Thu Hương, PHT- CTCĐ,Ủy viên;
Bà: Trần Thị Tưởng, Phó hiệu trưởng , Ủy viên;
2. Tổ thư ký
Bà: Chu Thị Hương, Kế toán.
7. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban tổ chức hội thi:
- Bà Lê Thị Long - Trưởng ban
Ra quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cho hội thi;
- Bà Võ Thị Hằng Ngoan: Xây dựng kế hoạch và triển khai tới tận cac Tổ chuyên môn và các giáo viên; Làm phiếu chấm; Dự trù kinh phí cho hội thi.
- Bộ phận thư ký chuẩn bị phiếu chấm, bút, số báo danh, cơ sở vật chất phục vụ cho hội thi, tổng hợp báo cáo kết quả cho trưởng ban, phó ban tổ chức.
- Ban tổ chức, Ban giám khảo có nhiệm vụ thực hiện theo kế hoạch và chấm điểm đảm bảo công bằng khách quan.
7. Kính phí
Nhà trường trích kinh phí chi hoạt động hoạt động chuyên môn năm 2019. Bộ phận kế toán phối hợp với chuyên môn dự trù kinh phí cho hội thi.
Trên đây là kế hoạch thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường của trường mầm non Kỳ Lợi năm học 2019 - 2020./.
- Bà Lê Thị Long - Trưởng ban
Ra quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cho hội thi;
- Bà Võ Thị Hằng Ngoan: Xây dựng kế hoạch và triển khai tới tận cac Tổ chuyên môn và các giáo viên; Làm phiếu chấm; Dự trù kinh phí cho hội thi.
- Bộ phận thư ký chuẩn bị phiếu chấm, bút, số báo danh, cơ sở vật chất phục vụ cho hội thi, tổng hợp báo cáo kết quả cho trưởng ban, phó ban tổ chức.
- Ban tổ chức, Ban giám khảo có nhiệm vụ thực hiện theo kế hoạch và chấm điểm đảm bảo công bằng khách quan.
7. Kính phí
Nhà trường trích kinh phí chi hoạt động hoạt động chuyên môn năm 2019. Bộ phận kế toán phối hợp với chuyên môn dự trù kinh phí cho hội thi.
Trên đây là kế hoạch thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường của trường mầm non Kỳ Lợi năm học 2019 - 2020./.
Nơi nhận: - Ban gián hiệu; - Các tổ chuyên môn; - Lưu: V/P; |
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Long |